Lịch sử Campuchia_Dân_chủ

Thành lập

Năm 1970, Thủ tướng Lon Nol phế truất Norodom Sihanouk là người đứng đầu nhà nước. Sihanouk phản đối chính phủ mới, tham gia với Khmer Đỏ chống lại. Lợi dụng việc chiếm đóng của Việt Nam ở phía đông Campuchia, nước Mỹ rải thảm nhiều vùng rộng lớn khác nhau trên khắp đất nước, và Sihanouk, Khmer Đỏ đã đại diện cho một liên minh hòa bình đại diện cho đa số người dân.

Với sự ủng hộ của người dân tại vùng nông thôn, Khmer Đỏ đã chiếm được thành phố Phnom Penh vào ngày 17 tháng 4 năm 1975. Họ tiếp tục sử dụng Sihanouk như lãnh đạo bù nhìn cho nhà nước Campuchia Dân chủ cho đến 2 tháng 4 năm 1976 khi Sihanouk từ chức cương vị lãnh đạo Nhà nước. Sihanouk vẫn được thoải mái, nhưng không an toàn, bị quản thúc tại gia ở Phnom Penh. Đến cuối cuộc chiến tranh với Việt Nam, ông sang Hoa Kỳ, nơi ông vận động cho Kampuchea Dân chủ trước Hội đồng Bảo an. Cuối cùng ông chuyển tới Trung Quốc.

Vào tháng 1 năm 1976 Đảng Cộng sản Campuchia (CPK) ban hành "Hiến pháp của Kampuchea Dân chủ". Hiến pháp quy định một Hội đồng đại biểu Nhân dân Kampuchea (KPRA) được bầu bằng cách bỏ phiếu kín trong cuộc tổng tuyển cử trực tiếp và một Ủy ban Thường vụ Nhà nước được lựa chọn và bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng chỉ họp một lần vào tháng 4 năm 1976. Các thành viên của Hội đồng không bao giờ được bầu; Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia bổ nhiệm Chủ tịch và các quan chức cấp cao khác và cả Ủy ban Thường vụ Nhà nước. Kế hoạch bầu cử được diễn ra, nhưng 250 thành viên của Hội đồng thực tế được bổ nhiệm bởi Đảng Cộng sản Campuchia.

Trên thực tế tất cả các quyền lực thuộc về Ủy ban Thường vụ Đảng Cộng sản Campuchia, các thành viên trong số đó bao gồm Tổng Bí thư Thủ tướng Pol Pot, Phó Tổng Bí thư Nuon Chea và bảy người khác. Công việc hàng ngày được điều hành từ Văn phòng 870 tại Phnom Penh. Văn phòng 870 và Uỷ ban thường vụ cũng đã được biết đến như là "Trung tâm", "Tổ chức," hoặc " Angkar ".

Cải tạo xã hội

Khmer Đỏ loại bỏ cấu trúc pháp luật, tư pháp của nước Cộng hòa Khmer. Không có tòa án, thẩm phán, luật hoặc các phiên tòa trong thời kỳ Kampuchea Dân chủ. Các "tòa án nhân dân" quy định tại Điều 9 của Hiến pháp không bao giờ được thiết lập. Các cấu trúc pháp lý cũ được thay thế bằng việc cải tạo, thẩm vấn và an ninh trung tâm nơi người ủng hộ Chính quyền Cộng hoà Khmer trước kia, cũng như người khác, bị giam giữ và thi hành.

Sau khi giành chiến thắng, Đảng Cộng sản Campuchia (CPK) ra lệnh sơ tán dân ra khỏi tất cả các thành phố và thị trấn, đưa những người dân thành thị tới những vùng nông thôn để làm việc như những nông dân, bởi vì CPK đang muốn biến xã hội thành một hình thức mà Pol Pot đang thai nghén.

Sau khi Phnom Penh bị chiếm,Khmer Đỏ đã lan truyền tin đồn rằng quân Mỹ đang lên kế hoạch đánh bom thành phố. Những con đường ra khỏi thành phố đã bị tắc do người đi sơ tán. Dân số Phnom Penh với số lượng 2,5 triệu người, nhưng 1,5 triệu người đã tị nạn,trung tâm đô thị gần như bỏ hoang. Sơ tán cũng tương tự xảy ra tại Battambang, Kampong Cham, Siem Reap, Kampong Thom, và ở các thị trấn khác.

Hàng nghìn người đã chết đói và chết vì bệnh tật trước khi Đảng Cộng sản Campuchia giành được chính quyền. Hàng nghìn người chết đói hay chết vì bệnh tật trong thời gian tản cư sau đó và vì những hậu quả của nó. Nhiều người trong số đó bị buộc phải rời khỏi các thành phố và định cư tại những ngôi làng mới được lập nên, thiếu lương thực, dụng cụ lao động và chăm sóc y tế. Nhiều người từng sống trong các thành phố và đã đánh mất khả năng tự kiếm sống để tồn tại trong môi trường nông nghiệp. Hàng nghìn người chết đói trước khi mùa màng được thu hoạch. Thiếu ăn và suy dinh dưỡng - ở bờ vực của nạn đói – là điều xảy ra liên tục trong nhiều năm. Đa số các lãnh đạo quân sự và dân sự của chế độ cũ, những người không thể che giấu được nhân thân của mình đã bị hành quyết.

Chính phủ mới tìm cách tái cơ cấu hoàn toàn lại xã hội Campuchia. Những tàn tích của xã hội cũ bị xoá bỏ và tôn giáo bị đàn áp, đặc biệt là Phật giáoThiên chúa giáo. Nông nghiệp được hợp tác hoá, và những gì còn sót lại của một cơ sở công nghiệp bị vứt bỏ hay bị đưa vào dưới quyền kiểm soát của nhà nước. Campuchia không có hệ thống tiền tệ cũng như hệ thống ngân hàng.

Cuộc sống ở nước Campuchia Dân chủ rất ngặt nghèo và bạo tàn. Ở nhiều vùng trong nước, người dân bị bố ráp và bị hành quyết vì tội nói tiếng nước ngoài, đeo kính, bới rác kiếm thức ăn, thậm chí là than khóc khi có người thân qua đời. Những nhà doanh nghiệp thời trước và các quan chức bị săn đuổi một cách tàn nhẫn và bị giết chết cùng toàn bộ gia đình họ. Khmer đỏ sợ rằng những người đó có lòng tin là họ có thể sẽ đứng lên phản đối lại chế độ của chúng. Một số kẻ trung thành với Khmer đỏ thậm chí còn bị giết vì tội không thể kiếm đủ số ‘phản cách mạng’ để hành quyết.

Những ước tính chính xác về số lượng người đã chết trong giai đoạn 1975 và 1979 vẫn chưa có được, nhưng có lẽ hàng trăm ngàn người đã bị hành quyết tàn nhẫn bởi chế độ đó. Hàng trăm ngàn người chết vì đói và bệnh tật (cả dưới thời Khmer đỏ và thời kì từ năm 1978). Một số ước tính về số người chết trong khoảng từ 1 đến 3 triệu người, trong tổng số dân năm 1975 của nước này là 7,3 triệu. CIA ước tính 50.000-100.000 đã bị hành quyết từ 1975 đến 1979.

Quan hệ của nước Campuchia Dân chủ với Việt NamThái Lan trở nên xấu đi nhanh chóng và gây ra các cuộc xung đột biên giới và những khác biệt về ý thức hệ. Đa số các thành viên từng sống tại Việt Nam của đảng này đã bị thanh trừng. Campuchia Dân chủ thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, và xung đột Campuchia-Việt Nam đã trở thành một phần của sự đối đầu giữa Trung Hoa-Liên Xô với sự hỗ trợ của Moscow cho Việt Nam. Các cuộc xung đột biên giới ngày càng tệ hại khi Campuchia Dân chủ tấn công quân sự vào các làng bên trong Việt Nam. Campuchia chấm dứt quan hệ với Hà Nội vào tháng 12 năm 1977. Giữa năm 1978, các lực lượng Việt Nam tấn công Campuchia, tiến sâu khoảng 30 km trước khi mùa mưa diễn ra.

Lý do để Trung Quốc ủng hộ Đảng Cộng sản Campuchia là vì họ muốn ngăn chặn phong trào liên kết toàn thể Đông Dương, và giữ vững ưu thế quân sự Trung Quốc trong vùng. Liên bang Xô viết ủng hộ mạnh mẽ cho Việt Nam để giữ một mặt trận thứ hai chống lại Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột giữa họ với Trung Quốc và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Từ khi Stalin qua đời, các quan hệ giữa nước Trung Quốc của Mao Trạch Đông và Liên bang xô viết trở nên lạnh nhạt hơn bao giờ hết. Cuối thập niên 1970 và đầu 1980, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xảy ra một cuộc chiến tranh ngắn (Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979) về vấn đề này.

Tháng 12, năm 1978, Việt Nam thông báo thành lập Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (KUFNS) dưới sự lãnh đạo của Heng Samrin, một cựu chỉ huy trong quân đội Campuchia Dân chủ. Mặt trận này bao gồm những người Khmer cộng sản còn ở lại Việt Nam sau năm 1975 và các viên chức ở khu vực phía đông – như Heng Samrin và Hun Sen – người từng chạy sang Việt Nam từ Campuchia năm 1978. Cuối tháng 12 năm 1978, các lực lượng Việt Nam tấn công tổng lực vào Campuchia, chiếm Phnom Penh ngày 7 tháng 1, và đuổi tàn quân của nước Campuchia Dân chủ chạy về phía tây sang Thái Lan.